top of page

Điều chỉnh vốn đầu tư lên 2.100 tỷ cho dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định

Từ vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng, dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 30m, với tổng chiều dài 2km đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy, vừa được HĐND TP.HCM điều chỉnh tăng thêm 700 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng.


Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong những chiến lược quan trọng đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13. Với mục tiêu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000km đường cao tốc, một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông được tập trung ưu tiên, trong số đó là dự án xây dựng mở rộng đường Nguyễn Thị Định, điểm kết nối An Phú và cảng Cát Lái.


Khu vực cầu Giồng Ông Tố là điểm đầu của dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định, sát với đường Nguyễn Duy Trinh – tuyến đường quan trọng hướng về quận 9 cũ, cảng Phú Hữu. Cách cầu Giồng Ông Tố khoảng 350m về hướng đường Lương Định Của là nút giao An Phú với quy mô 3 tầng và được đánh giá là nút giao hiện đại bậc nhất TP.HCM.


Đoạn cuối của dự án là cầu Mỹ Thủy – lối vào cảng Cát Lái và là nút giao quan trọng với đường Võ Chí Công (kết nối TP. Thủ Đức và quận 7). Tuy nhiên, hiện tuyến đường này chỉ rộng từ 6-8m, nhiều đoạn đã hư hỏng trầm trọng, mỗi ngày giao thông đi lại nhộn nhịp, giờ cao điểm thường xuyên kẹt xe. Do đó, giải pháp ưu tiên là mở rộng đường Nguyễn Thị Định.


Dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định được điều chỉnh với tổng vốn đầu tư là 2.100 tỷ đồng

Dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định được điều chỉnh với tổng vốn đầu tư là 2.100 tỷ đồng


Vào năm 2015, công trình giao thông này được phê duyệt lần đầu với tổng vốn đầu tư là 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên dự án chưa thể tiến hành theo kế hoạch do gặp khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.


Trước tình hình đó, mới đây, HĐND TP.HCM đã tập trung tâm huyết, xác định và gỡ bỏ từng nút thắt với chủ trương điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 2.100 tỷ đồng. Đồng thời các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cũng phối hợp chặt chẽ với địa phương bảo đảm nguồn cung vật liệu, tập trung thi công, giám sát và thúc đẩy tiến độ dự án.


Thời gian qua, thành phố cũng đối mặt với thực trạng nhiều dự án được trải khai một phần rồi dừng lại, khiến vốn tăng nhiều lần như dự án nút giao Mỹ Thủy, TP. Thủ Đức (tăng từ 1.998 tỷ đồng lên 3.622 tỷ đồng); cải tạo kênh Hàng Bàng, đoạn từ đường Mai Xuân Thưởng đến kênh Vạn Tượng, quận 5 (từ 188 tỷ đồng lên 779 tỷ đồng)…


Bên cạnh đó, một số dự án trọng điểm đã và đang về đích như nút giao An Phú kết nối tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành, ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), nhà ga T3, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và nhiều dự án quy mô nhỏ hơn khác cũng được đưa vào sử dụng.


Đáng chú ý, từ khi Nghị quyết 98/2023/QH15 có hiệu lực, lãnh đạo TP.HCM đã tập trung tâm huyết, công sức cụ thể hóa những lợi thế về cơ chế mà Trung ương đã cho phép nhằm sớm khởi công, xây dựng nhiều công trình giao thông, giải tỏa từng nút thắt hạ tầng lâu nay. Đặc biệt, triển khai sớm đề án phát huy hiệu quả nguồn kiều hối mà Thành ủy TP.HCM đã thông qua. Tất cả điều đó đã chứng minh sự nỗ lực cao độ trong việc phục vụ quốc kế dân sinh của thành phố trong suốt những năm qua.

0 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page